Đặc điểm Khủng_long_hông_chim

Cấu trúc xương chậu khủng long hông chim (bên trái)

Siêu bộ khủng long được Harry Seeley chia thành hai bộ là Ornithischia (khủng long hông chim) và Saurischia (khủng long hông thằn lằn) năm 1887. Sự phân chia này, nhìn chung đã được chấp nhận, dựa trên sự phát triển của khung xương chậu tạo thành một cấu trúc giống của chim (mặc dù các loài chim không bắt nguồn từ những khủng long này), các chi tiết trên cột sốnggiáp xương, việc chúng sở hữu 'xương tiền răng'. Xương tiền răng là một xương phụ ở phía trước hàm dưới - phần mở rộng của quai hàm dưới (xương chính hàm dưới). Xương tiền răng trùng với xương tiền hàm ở hàm trên. Chúng cùng nhau tạo thành một bộ phận như mỏ chim sử dụng để cắn và giật thức ăn.

Xương mu của khủng long hông chim hướng xuống dưới về phía đuôi, song song với đốt háng - một mỏm xương hướng về phía trước để nâng đỡ phần bụng. Điều này tạo nên một cấu trúc xương chậu bốn hướng. Ngược lại, xương mu của khủng long hông thằn lằn xuôi và hướng về phía đầu, như tổ tiên của chúng. Khủng long hông chim cũng có hốc trước mắt (lỗ ở phía trước hốc mắt) nhỏ hơn so với khủng long hông thằn lằn, và xa hơn, xương chậu ổn định hơn. Sự sắp xếp xương mu giống chim, song song với cột sống, đã tiến hóa độc lập ba lần trong tiến hóa của khủng long, cụ thể ở khủng long hông chim, TherizinosauroidaeDromaeosauridae giống như chim.

Khủng long hông chim chuyển từ tư thế hai chân sang tư thế bốn chân ít nhất ba lần trong lịch sử tiến hóa của chúng và đã chứng minh được rằng chúng sớm đã có khả năng sử dụng cả hai tư thế trong quá trình tiến hóa.[2]

Liên quan